Mối

Mối là gì?

Mối là côn trùng xã hội thường được gọi là kiến ​​trắng. Chúng có kích thước nhỏ (4 – 11 mm), cơ thể được chia thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Tổ mối bao gồm nhiều nhóm (hay còn gọi là đẳng cấp) khác nhau, đảm nhiệm chức năng riêng biệt, trong đó mối chúa là cá thể lớn nhất và quan trọng nhất của tổ mối.

termites

Mối là côn trùng được xếp vào bộ Cánh Gián (Blattodea). Chúng cũng thường được gọi là nhóm gián có tổ chức xã hội do nguồn gốc tiến hóa gần với loài gián. Cánh mối dài, mảnh, có 2 cặp cánh giống và kích thước bằng nhau. Cánh mối bị rụng sau khi chúng bay phân đàn, mối cánh đực và cái bắt cặp để sinh sản và bắt đầu một tổ mới.

Tổ mối đặc trưng bởi sự phân chia lao động theo các đẳng cấp khác nhau. Các cá thể trong tổ mối cùng chia sẻ thức ăn, nơi ở. Tổ mối bao gồm các đẳng cấp như: mối thợ, mối lính và mối sinh sản. Không giống như các côn trùng xã hội khác, nhóm sinh sản thường là cá thể cái, trong khi nhóm sinh sản của mối bao gồm cả con đực và cái.

Tổ Mối

termite-colony-vn

Mối Thợ

Mối thợ là những cá thể đực, cái chưa trưởng thành và có số lượng lớn nhất trong tổ mối. Chúng đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm, tích trữ thức ăn, chăm sóc toàn bộ cá thể khác trong tổ, xây và sửa chữa tổ. Mối thợ là đẳng cấp duy nhất có khả năng phân giải cellulose trong gỗ, nhờ sự cộng sinh của trùng roi trong ruột. Thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy hoạt động của mối thợ trong những đường mui kiếm ăn hoặc các cấu kiện bị mối tấn công.

Mối Lính

Mối lính là những cá thể đực và cái chưa trưởng thành về thể chất và sinh sản, có chức năng chính là bảo vệ tổ. Hàm mối lính bị biến đổi hình dạng để phù hợp với chức năng bảo vệ, do đó chúng không thể tự ăn và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng do mối thợ cung cấp. Mối lính không có mắt, tuy nhiên, đối với một số họ mối, những cá thể mối lính được phát triển từ nhóm sinh sản có thể xuất hiện cơ quan chức năng như mắt. Việc định loại các loài mối thường dựa vào các đặc điểm hình thái của mối lính bao gồm đầu, hàm và mũi.

Mối Sinh Sản

Mối sinh sản bao gồm mối chúa, vua và mối cánh. Mối cánh có hai cặp cánh với kích thước bằng nhau, đôi mắt linh hoạt và có khả năng chống chịu mất nước. Mối cánh thường bị nhầm lẫn với kiến cánh, do đó trong nhiều trường hợp chúng ta thường không nhận biết được sự tồn tại của mối ở xung quanh công trình.

Mối sinh sản có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tổ mới, trong đó mối vua, chúa: là những cá thể mối cánh sống sót và bắt cặp thành công tạo nên tổ mới sau khi bay phân đàn.

Trong trường hợp khi kích thước tổ mối quá lớn, mối chúa quá tuổi không thể đẻ trứng để duy trì tổ, thì mối sinh sản thứ cấp được phát triển để đẻ trứng thay thế. Mặc dù số lượng trứng của chúng ít hơn so với lượng trứng của mối chúa ban đầu, tuy nhiên số lượng mối thứ cấp có thể lên tới hàng trăm cá thể trong một tổ, do vậy lượng trứng của tổ tăng lên rất nhiều khi mối chúa chết. Ngoài ra, mối sinh sản thứ cấp có thể được phát triển từ mối thợ non khi chúng bị tách ra khỏi tổ. Tuy nhiên, chúng chúng thường không có cánh và có hình dạng giống mối thợ có kích thước lớn.

Khác Biệt giữa Mối và Kiến

difference-between-termites-and-ants-vn

Có ba đặc điểm hình thái được sử dụng để phân biệt mối cánh và kiến ​​cánh. Râu mối (Antena) thường có dạng thẳng đến hơi cong, trong khi râu kiến có dạng ​​gập khúc đặc trưng. Cơ thể mối cánh có eo rộng, trong khi cơ thể kiến bị thắt ở phần eo. Hai cặp cánh mối có cùng kích thước, trong khi cặp cánh phía ngoài của kiến ​​dài hơn cặp cánh bên trong.

Cách Mối Xâm Nhập Vào Công Trình

Mối di chuyển liên tục trong đất để tìm kiếm thức ăn và có thể xâm nhập vào công trình thông qua các vết nứt nhỏ, hẹp. Chúng ưa thích độ ẩm cao và thường xâm nhập vào công trình qua các vị trí như vết nứt trong nền, mối nối tường, vị trí tiếp giáp xung quanh đường dẫn nước.

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, mối kiếm ăn ngẫu nhiên, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác cho thấy, mối tìm kiếm thức ăn theo dạng xuyên tâm. Phương thức kiếm ăn này giúp chúng bao quát một diện tích rộng nhất có thể, và nâng cao khả năng tìm kiếm nguồn thức ăn, dễ dàng phát hiện ra sự tồn tại của công trình ở khu vực xung quanh.

Các Dấu Hiệu Hoạt Động Của Mối?

xterm-signs-of-termite

Tập tính kiếm ăn của mối rất kín đáo, chúng hiếm khi kiếm ăn trên mặt đất, do đó trong nhiều trường hợp khi phát hiện dấu hiệu hoạt động của mối thì chúng có thể đã hoạt động ở đó tương đối lâu và gây ra thiệt hại đáng kể. Dưới đây là một số dấu hiệu sự hoạt động của mối:

Dấu hiệu hoạt động của Mối

  • Mối bay đàn ở trong hoặc khu vực xung quanh nhà, đặc biệt là gần các nguồn ánh sáng sau khi mưa.
  • Xuất hiện các ụ đất xung quanh công trình.
  • Xuất hiện cánh mối ở gần công trình.
  • Sơn tường bị rộp bóng, cấu kiện gỗ dường như bị rỗng khi gõ vào.
  • Xuất hiện các tín hiệu âm thanh của mối đang gặm gỗ.

Tìm hiểu vì sao hệ thống Xterm® là phương pháp hiệu quả nhất trong việc kiểm soát mối